Việc chia giai đoạn trong phương pháp Ăn dặm bé chỉ huy (BLW) phụ thuộc vào những kỹ năng bé đạt được.
Với các phương pháp ăn dặm khác, người ta thường chia các giai đoạn ăn dặm của trẻ theo tháng tuổi. Tức là bạn A được 5.5 tháng tuổi sẽ được mẹ cho ăn cháo trắng rây nhuyễn như bạn B 5.5 tháng. Tuy nhiên, với ăn dặm bé chỉ huy, việc chia các giai đoạn lại phụ thuộc vào những kỹ năng bé đạt được.
Ví dụ: Bé A đã biết bốc nhón từ 8 tháng nhưng em bé C thì 10 tháng mới biết bốc nhón. Một vài bé khác, bắt đầu với Ăn dặm bé chỉ huy muộn hơn, ví dụ từ 2 tuổi, có thể phải đến 30 tháng mới sử dụng thìa thành thạo. Một số trường hợp bé sinh thiếu tháng cũng có nhiều khả năng phát triển các kỹ năng chậm hơn so với các bé sinh đủ tháng. Giới tính của bé – một phần nào đó – cũng ảnh hưởng tới sự phát triển các kỹ năng của các bé. Món ăn dành cho các bé do đó cũng thay đổi phù hợp với kỹ năng mà bé đã đạt được.
Như vậy, bạn không thể cứng nhắc buộc con mình phải đạt được một mục tiêu nào đó trong ăn uống. Một em bé bắt đầu ăn dặm theo Ăn dặm bé chỉ huy từ 6 tháng tuổi sẽ trải qua 3 giai đoạn chính:
GIAI ĐOẠN TẬP KĨ NĂNG: Tập bốc
Kỹ năng của bé
- Kỹ năng nhai: bắt đầu biết cắn đồ ăn miếng lớn, nhai trệu trạo, có thể biết hoặc chưa biết nuốt, dễ bị ọe.
- Tay: bốc đồ ăn bằng cả bàn tay. Lóng ngóng, vụng về, bóp nát đồ ăn, đưa vào miệng chưa chính xác.
Thức ăn của bé: cắt thanh dài hoặc răng cưa, dễ cầm.
- Đạm: chú ý một số thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng…
- Rau: chưa ăn rau lá, các loại khoai bứ.
- Quả: chưa ăn các loại quả trơn, có kích thước nhỏ, tròn, có hạt (nho, nhãn, vải…).
- Ngũ cốc: chưa nên ăn cơm.
Phân của bé: còn lẫn thức ăn lổn nhổn.
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
Gồm 2 mốc:
Giai đoạn bốc nhón (bằng 2 ngón tay)
Giai đoạn tập dùng thìa (dĩa, dao… hoặc các dụng cụ hỗ trợ ăn uống)
Kỹ năng của bé:
- Bé cầm được đồ ăn nhỏ hơn, trơn hơn. Khi bốc nhón, bé nhón thức ăn bằng ngón trỏ và ngón cái giống một gọng kìm.
- Khi bốc nhón thành thạo, bé bắt đầu chơi với bát, đĩa và tập xúc thìa/nĩa, ban đầu bé xúc rất khó khăn, qua một thời gian dài luyện tập, bé mới có thể xúc thành thạo.
Thức ăn của bé: bé đã có thể ăn các thức ăn cắt nhỏ hơn, đa dạng loại thực phẩm và cách chế biến hơn.
- Đạm: có thể chiên xào để đa dạng món ăn cho bé.
- Rau: có thể ăn cọng rau lá, phần lá cần cắt nhỏ.
- Quả: bóc vỏ, cắt đôi, bỏ hạt các loại quả nhỏ.
- Ngũ cốc: sau 1 tuổi nên chọn các loại ngũ cốc nguyên cám.
Phân của bé: Hệ tiêu hóa trưởng thành hơn nên phân đỡ lổn nhổn hơn.
GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN KĨ NĂNG
Kỹ năng của bé:
- Bé sử dụng thìa tốt và gọn gàng. Có thể bắt đầu tập và biết dùng đũa.
- Kỹ năng nhai và nuốt hoàn thiện
- Hệ tiêu hóa hoàn chỉnh gần như người lớn. Phân của bé thành khuôn và hầu như không thấy lợn cợn (trừ khi ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ như bưởi, ngô).
- Thái độ ăn uống nghiêm túc, có niềm yêu thích với thức ăn.
Thức ăn của bé: bé ăn bữa ăn hoàn chỉnh giống như người lớn.
fidgelt
estictexy
neohignee
phocoks